Cách dạy con bướng bỉnh không cần quát mắng

20/06/2021 4534 0Xem đánh giá

Nếu biết cách dạy trẻ bướng bỉnh, ba mẹ có thể nuôi dưỡng tính độc lập cho con mà vẫn uốn nắn được những điểm chưa tốt ở trẻ. Với sự dẫn dắt của ba mẹ, bé yêu không những sẽ hợp tác hơn mà còn rất thông minh, có chính kiến nữa đấy.

Mục lục nội dung

     

    Những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

    Ba mẹ cần hiểu là không phải tất cả trẻ thích làm theo ý kiến của mình đều là trẻ bướng bỉnh. Đôi khi, bé không hề bướng bỉnh mà chỉ là do con có chính kiến và cá tính mạnh. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem những hành động của con là biểu hiện của tính quả quyết hay bướng bỉnh.

    Những trẻ cá tính mạnh và chính kiến có thể rất thông minh và sáng tạo. Ngược lại, những trẻ bướng bỉnh thường chỉ cố chấp theo ý kiến của mình và không sẵn sàng lắng nghe ý kiến người khác. Một số đặc điểm trẻ bướng bỉnh có thể có là:

    • Làm những gì mình thích cho bằng được

    • Nổi giận nhiều hơn những trẻ khác

    • Có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh. Trẻ có thể tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên.

    • Có nhiều tố chất lãnh đạo nhưng đôi khi có thể “áp đặt” người khác

    • Có thể độc lập tới mức cực đoan

    • Thích làm mọi thứ theo tốc độ của mình…

    Việc dạy dỗ trẻ bướng bỉnh có thể khó nhưng cũng có nhiều điều thú vị. Khi đã xác định được con mình có tính bướng bỉnh, bạn cần điều chỉnh cách dạy con phù hợp.

    Vì sao trẻ bướng bỉnh?

    Ông bà ta thường quan niệm “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, có nghĩa là bố mẹ không thể nào quyết định được tính cách của con cái. Cũng chính vì thế, nhiều phụ huynh thường mặc định việc trẻ bướng là do tính cách của con chứ không liên quan gì đến bố mẹ.

    Tuy nhiên, trên thực tế những đứa trẻ bướng bỉnh có một phần nguyên nhân do chính người lớn và môi trường sinh sống, giáo dục của con. Cụ thể:

    1.Nuông chiều quá mức

    Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều lần quan niệm “cái gì quá cũng không tốt” phải không nào? Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng điều này vào cách dạy con của mình đấy nhé. Quá thường xuyên trách mắng con cũng không được, nhưng quá cưng chiều con cũng không nên đâu đấy.

    Những đứa trẻ được bố mẹ cưng chiều sẽ trong vô thức lập trình cơ chế không cần nghe lời người khác mà mọi người phải luôn luôn đáp ứng nhu cầu của bé. Khi bé không được thỏa mãn những mong muốn của mình, bé sẽ tìm mọi cách để phản kháng như la hét, ăn vạ,… 

    bố và con

     

    2. Mâu thuẫn trong cách dạy con

    Theo khảo sát, hầu hết các gia đình đều mâu thuẫn trong cách dạy con, đặc biệt là các gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống. Sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, giữa bố mẹ và ông bà có thể khiến trẻ hoang mang, không biết phải nghe theo ai. Lâu dần, con sẽ tự làm theo ý riêng của mình và trở nên bướng bỉnh hơn, không còn nghe lời của bất kỳ ai nữa.

    Một điển hình chính là trong cả cách dạy con trai bướng bỉnh cũng thế. Bố muốn nghiêm khắc răn đe, mẹ lại muốn mềm mỏng nói chuyện cùng con, ông bà vì thương cháu nên cũng không muốn trách mắng con chẳng hạn. Chính sự mâu thuẫn của người lớn đã vô tình ảnh hưởng đến những đứa trẻ, khiến chúng trở nên lì lợm hơn, ít nghe lời.

     

    3. Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con

    Bố mẹ nào cũng muốn con của mình là “con ngoan trò giỏi”, thành công trong cuộc sống. Vì thế đôi khi chúng ta đặt áp lực quá lớn lên con, muốn con phải làm những thứ nằm ngoài khả năng hay mong muốn của con vì cho rằng chính những điều này mới giúp con tốt hơn. Tuy nhiên, sự thật là càng ép thì con lại càng muốn phản kháng.

    Đặc biệt, khi tìm hiểu cách dạy con trai bướng bỉnh, bạn cần phải nhớ rằng những bé trai thường có cái tôi và cá tính mạnh hơn. Nếu bạn càng buộc con phải làm theo ý mình thì con sẽ càng cảm thấy khó chịu và luôn tìm cách đi ngược lại những gì bố mẹ nói.

    con trai bướng bỉnh

     

    4. Cha mẹ không làm gương

    Dù mỗi đứa trẻ có một tính cách riêng nhưng tính cách của trẻ được hình thành dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có cả sự “làm gương” của bố mẹ. Nếu bố mẹ có những hành động, thái độ không tốt hay đơn giản là thường xuyên cãi nhau thì chuyện trẻ có cách cư xử không ngoan ngoãn, lễ phép cũng là… lẽ thường tình!

    dạy con đúng cách

     

    5. Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh

    Bạn có cảm thấy ngạc nhiên và không hiểu vì sao bình thường con vô cùng ngoan ngoãn nhưng sau khi thay đổi môi trường sống như chuyển trường, chuyển nhà,… thì con lại có tính cách hoàn toàn khác biệt? Môi trường sống và những người mà con thường xuyên tiếp xúc như thầy cô, bạn bè đều có khả năng ảnh hưởng đến bé. Đây cũng là nguyên nhân bố mẹ cần thận trọng trong việc lựa chọn môi trường học tập, vui chơi, sinh sống cho bé!

     

    10 cách dạy trẻ bướng bỉnh mọi cha mẹ có thể tham khảo

    1. Cố gắng lắng nghe

    cách dạy trẻ bướng bỉnh

    Giao tiếp luôn mang tính hai chiều. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé.

    Trẻ bướng bỉnh có thể có ý kiến riêng và có thường sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con và trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn hơn.

    Ví dụ, nếu con bạn không muốn ăn bữa trưa, bạn không nên ép con ăn mà hãy thử hỏi vì sao bé không muốn ăn. Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con bỏ bữa như bị đau bụng, muốn đi chơi hay buồn ngủ. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm cách cho bé ăn cơm trong vui vẻ hơn.

     

    2. Không ép buộc con: Cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả

    Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.

    Ví dụ, bé đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ. Khi ấy, nếu mẹ quát mắng, bắt bé đi ngủ ngay lập tức thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại và cùng thưởng thức chương trình đó với con một lúc, sau đó nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.

    3. Luôn giữ bình tĩnh

    Nếu con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ không nên nổi nóng, bởi vì việc mà phụ huynh muốn con làm gây phiền hà cho con. Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải kiên nhẫn, giữ bình tĩnh và tuyệt đối không được nổi nóng, đánh mắng con vì việc làm này sẽ khiến cho con có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn. 

    4. Tôn trọng con

    Trẻ em cũng là một cá nhân riêng biệt, cần được tôn trọng. Dù cho trẻ làm sai, bố mẹ cũng không nên cư xử thái quá như : đánh đập, nhiếc móc,… làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ. Khi bố mẹ tôn trọng trẻ, trẻ cũng sẽ học cách tôn trọng người khác.

    5. Hợp tác với con

    cùng trò chuyện với con

    Những trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ mình sử dụng để tránh khiến trẻ cảm thấy con đang bị ép buộc, cha mẹ đang ra lệnh. Đôi khi, bạn chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ là có thể thay đổi cách bé phản ứng với mình rồi đấy.

    Ví dụ như thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, bạn hãy cùng con làm. Nếu bạn muốn con dọn đồ chơi, hãy nói “Chúng ta cùng dọn đồ chơi nhé” thay vì ra lệnh “Con dọn đồ chơi đi”. Bạn còn có thể nghĩ ra những hoạt động vui vẻ như cùng thi dọn dẹp đồ chơi với bé xem ai có thể cất đồ chơi vào đúng chỗ nhanh hơn.

     

    6. Trò chuyện với con

    Đôi khi, trẻ trở nên bướng bỉnh vì không có được thứ mình muốn. Vậy nên, bạn cần trò chuyện với con để xem con có mong muốn, khó chịu, buồn bực gì hay không. Bạn có thể hỏi con một số câu như: “Con có đang khó chịu chuyện gì không?” hay “Con có đang thích món đồ nào không?”. Việc này cũng cho bé thấy bạn có tôn trọng và lắng nghe con.

    Tuy nhiên, trò chuyện với con không có nghĩa là bạn cần nhượng bộ, chiều theo những mong ước chưa hợp lý của con. Mục đích của cuộc trò chuyện là để ba mẹ hiểu con hơn và để trẻ cảm thấy được quan tâm. Vậy nên, nếu con có mong muốn, ý kiến chưa hợp lý, bạn có thể cùng bé tìm ra một phương án phù hợp hơn.

    Ví dụ như nếu bé không muốn đi ngủ vào giờ đã định, bạn hãy hỏi xem bé muốn đi ngủ vào mấy giờ và cùng thảo luận để tìm ra một giờ phù hợp với cả hai nhất.

    8. Khen thưởng

    Khi con bạn đã biết nghe lời, tuân theo quy định hoặc quy tắc nào đó, bạn nên thưởng cho các bé một thứ gì đó : đồ chơi, đồ ăn, đi chơi, đi xem phim,…Đây là cách để tạo động lực giúp trẻ phát huy các hành vi tích cực và tạo lập thói quen tốt.

    9. Yêu thương

    Gia đình không phải là một chế độ độc tài, thay vào đó các cá nhân cùng sống với nhau, tương tác và giúp đỡ lẫn nhau dựa trên tình yêu thương. Đây là nguyên tắc cuối cùng và cũng là quan trọng nhất khi giáo dục con cái.

    10. Làm gương cho con

    Trẻ em chính là bản sao của bố mẹ. Nếu muốn con ngoan ngoãn, chính bố mẹ cũng phải học cách cư xử hòa thuận, tránh cãi vã, không nặng lời với nhau, cho con cảm nhận được gia đình êm ấm, hạnh phúc,… để con có thể noi theo bạn nhé!

    Kết luận

    Mọi đứa trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng, bạn vẽ sao nó sẽ ra như vậy. Do đó để dạy con biết nghe lời cha mẹ cần phải là những tấm gương tốt và có những phương pháp giáo dục thật khoa học và hợp lý.

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận