Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9

29/06/2021 45345 0Xem đánh giá

Mang thai tuần thứ 9, vậy là mẹ đã bước vào giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ. Chắc hẳn trong giai đoạn này, mẹ sẽ có rất nhiều những thắc mắc. Từ những gì đang xảy ra bên trong cơ thể bạn, cách em bé của bạn đang phát triển cùng một vài lời khuyên để có một tuần thứ 9 mang bầu khoẻ mạnh dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ mang thai lần đầu hình dung dễ dàng hơn mình phải làm gì? Hãy cùng Em bé và mẹ khám phá!

Mục lục nội dung

    Mang thai tuần thứ 9 – Sự phát triển của thai nhi giai đoạn này

     

    Dấu hiệu thai 9 tuần khoẻ mạnh. Ở giai đoạn này, thai nhi tuần thứ 9 phát triển bình thường sẽ có chiều dài khoảng 2,5 cm tính từ đầu đến chân, tương đương với kích thước của một quả dâu tây.

    Đuôi thai nhi đã biến mất và thay vào đó là hai bàn chân và các ngón chân. Các ngón tay đã có thể cử động, chân bắt đầu phát triển dài ra. Đôi tai đang dần hình thành và thính giác của bé cũng trở nên nhạy bén hơn. 

    Tất cả các cơ quan nội tạng chính đang phát triển để sản xuất ra tế bào máu đỏ thay cho túi noãn hoàng – đó là tim, não, phổi, thận và ruột. Bộ phận sinh dục của bé trong bụng mẹ tuần thứ 9 cũng đang bắt đầu hình thành – nhưng hầu hết các mẹ sẽ không phát hiện ra đó là bé trai hay bé gái cho đến khi có kết quả siêu âm trong thời gian từ 18 đến 21 tuần.

    Triệu chứng khi mang thai tuần thứ 9

     

    Các triệu chứng bạn đã trải qua từ lúc mang thai cho đến tuần thứ 9 vẫn sẽ tiếp diễn, thậm chí nó còn đạt tới “đỉnh điểm”. Các triệu chứng mang thai tuần thứ 9 này bao gồm:

    • Vòng eo phát triển: Bụng bầu của bạn ở tuần thứ 9 đã có sự tăng lên đáng kể về mặt kích thước ở vùng bụng. Điều này khiến bộ quần áo, váy vóc bạn đã từng mặc trước đây đã bắt đầu có dấu hiệu không vừa mang lại sự chật chội, bí bách.
    • Máu báo thai: Máu báo thai có thể vẫn xuất hiện ở tuần mang thai thứ 9 với lượng máu ít, nguyên nhân là do trứng làm tổ trong tử cung sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết. 
    • Co thắt tử cung nhẹ. Đây là thời điểm cơ thể thay đổi nhanh chóng, bạn có thể bị co thắt nhẹ ở tử cung. Nếu những cơn đau dữ dội và kéo dài, hãy gọi cho bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề nào.
    • Ốm nghén. Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai, mẹ có thể làm giảm cơn ốm nghén bằng cách chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
    • Nhanh đói hơn. Khi mang thai ở tuần thứ 9, bạn có thể cảm thấy cơn đói ập đến nhanh hơn bình thường. Vì vậy, hãy chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cơ thể luôn dồi dào năng lượng. Thực phẩm như trái cây, ngũ cốc và sữa chua là những lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn phụ.
    • Thèm ăn và không thích ăn. 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén, buồn nôn và không món ăn. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn, khiến cho những món ăn dù được chế biến rất ngon nhưng lại gây cảm giác khó chịu. Mặt khác, mẹ bầu có thể thấy mình thèm ăn một số loại thức ăn. Bạn có thể thoải mái thưởng thức bất kỳ món ăn nào mà mình thích, miễn là những thực phẩm lành mạnh và không gây hại cho sức khỏe thai nhi.
    • Mệt mỏi. Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong tam cá nguyệt đầu tiên là nguyên nhân khiến cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi dữ dội. Trong thời gian này, mẹ có thể đi bộ, ngồi thiền hoặc bơi lội để làm giảm bớt cơn mệt mỏi.
    • Tâm trạng thay đổi thất thường. Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể bạn sẽ ở mức cao. Điều này khiến tâm trạng mẹ bầu mang thai 9 tuần thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và nóng giận đôi khi là lo lắng, hưng phấn thái quá.
    • Đi tiểu thường xuyên: là dấu hiệu thường thấy ở tuần mang thai thứ 9 khi thai nhi lớn lên khiến tử cung ép vào bàng quang. Việc bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn cũng có thể là do lượng máu trong cơ thể tăng lên khiến thận phải làm việc quá giờ. Đừng uống ít nước, vì giữ đủ nước là rất quan trọng, nhưng hãy cố gắng đi vệ sinh trước khi bạn đi đâu xa. Nếu bạn nhận thấy cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, hãy gọi cho bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
    • Mụn. Mụn là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Và đó chỉ là một trong những triệu chứng khó chịu liên quan đến hormone thai kỳ, nó sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh con. 

    Bà bầu 9 tuần nên làm gì để em bé khoẻ mạnh?

     

    Thai 9 tuần đã ổn định chưa? Tam cá nguyệt đầu tiên cũng là thời điểm nhạy cảm nhất thai kỳ, em bé chưa ổn định trong bụng mẹ. Để mẹ và em bé luôn khỏe mạnh, mẹ bầu 9 tuần cần lưu ý:

    • Mặc áo lót dành cho bà bầu để giảm đau ngực. Áo lót thể thao cũng rất thoải mái và phù hợp với mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
    • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón và tạo cảm giác no.
    • Đứng dậy từ từ, không bỏ bữa và tránh đứng một chỗ quá lâu để ngăn ngừa chóng mặt .
    • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng để giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng và buồn nôn.
    • Tránh caffeine và nghỉ ngơi trong phòng tắm khi cần thiết để đối phó với chứng đi tiểu thường xuyên.
    • Tăng cường tập luyện thể thao thông qua các bộ môn như đi bộ, bơi lội, yoga để giúp bà bầu thoải mái, thư giãn hơn
    • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ra máu nhiều, đau thắt vùng bụng liên tục…

    Hy vọng với những thông tin mà Em bé và mẹ đã cung cấp, mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về thời điểm mang thai tuần 9. Từ đó sẽ có kế hoạch cụ thể, khoa học để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh, mẹ tròn con vuông!

    Quay lại tuần 8: Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?

    Đi đến tuần 10: Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết

     

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận