Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4

30/06/2021 342432342 0Xem đánh giá

Mang thai tuần thứ 4 em bé bắt đầu lớn dần lên trong bụng mẹ, cũng là lúc cả gia đình thổn thức, phấn khích trong niềm vui và sự hạnh phúc. Có rất nhiều điều tò mò và nhiều câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn mang thai này. Ngay trong bài viết dưới đây,Mẹ và bé sẽ mang đến cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích trong giai đoạn mang thai tuần thứ 4. Hãy cùng khám phá ngay!

Mục lục nội dung

    Sự phát triển của em bé trong bụng mẹ tuần thứ 4

     

    Mẹ có đang tò mò về em bé trong bụng? Em bé 4 tuần tuổi trong bụng mẹ sẽ có kích thước nhỏ bằng một hạt mầm bé xíu dài khoảng 0.35 – 0.6 mm- thực tế là rất nhỏ. Lúc này, bé được biết đến như một phôi nang chứa các tế bào và đang bận rộn trong ngôi nhà mới được xây dựng trong cơ thể người mẹ.

    Quãng thời gian mang thai tuần thứ 4 này, phôi thai trong niêm mạc tử cung người mẹ đang lớn dần lên và các bộ phận trên cơ thể cũng đang được hình thành từ các lớp mô tế bào:

    • Các lớp tế bào bên trong sẽ tạo thành hệ thống thở và tiêu hoá, bao gồm phổi, dạ dày, ruột và bàng quang
    • Lớp ở giữa sẽ tạo thành tim, mạch máu, cơ và xương
    • Lớp phía ngoài sẽ tạo thành não, mắt, răng, da và móng

    Màng ối và túi noãn hoàng cũng đã được hình thành và đang phát huy tác dụng mạnh mẽ. Cụ thể, màng ối có chứa đầy nước ối bên trong sẽ có trách nhiệm bảo vệ phôi thai và sự phát triển của em bé một cách toàn vẹn. Còn túi noãn hoàng có tác dụng tạo mạch máu và nuôi dưỡng phôi thai tuần thứ 4 cho tới khi nhau thai thay thế vị trí đó.

    >> Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

    Dấu hiệu khi mang thai tuần thứ 4

    mang thai tuần thứ 4

     

    Ở giai đoạn đầu này, bạn có thể không nhận thấy nhiều điều diễn ra với cơ thể mình. Trên thực tế, một số phụ nữ không biết rằng họ đang mang thai trong nhiều tuần nếu họ không phát hiện ra chu kỳ kinh nguyệt đã bị chậm.

    Mặc khác, hầu hết các chị em đều có những dấu hiệu sau khi đang trong giai đoạn mang bầu tuần thứ 4:

    • Căng tức ngực
    • Cơ thể mệt mỏi, không muốn làm gì
    • Đi tiểu thường xuyên
    • Buồn nôn
    • Thèm ăn hoặc không thích thực phẩm
    • Máu báo thai có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm
    • Nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 37,7 độ trong 18 ngày liên tiếp

    Đây là những dấu hiệu thường thấy trong thời kỳ đầu mang thai, khi cơ thể bạn lúc này đang bắt đầu làm quen với sự tồn tại của em bé trong bụng. Đi ngủ sớm và giữ cơ thể thư giãn bằng các thói quen đọc sách, nghe nhạc, đi dạo và thiền là một trong những phương pháp xua tan mệt mỏi hiệu quả trong giai đoạn này. Ngoài ra, mẹ bầu tuần thứ 4 cũng có thể uống một cốc trà gừng để xua tan cảm giác ốm nghén và buồn nôn.

    Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cũng nên làm xét nghiệm thử thai tại nhà bằng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần mình nhất để xác định chính xác liệu mình có đang thực sự mang thai.

    Có nên siêu âm trong tuần thứ 4

    mang thai tuần thứ 4

     

    Trong tuần thứ 4 của thai kỳ, bóng tế bào đang tách thành phôi thai và nhau thai. Hệ thần kinh, cơ quan sinh dục, xương, tim, hệ tiêu hoá của bé đang được hình thành. Màng ối cũng đang hình thành lớp đệm bảo vệ cho em bé. Và khi siêu âm thai 4 tuần, tất cả những thứ đó chỉ giống như một chấm nhỏ, gọi là túi thai.

    Tuy nhiên, hầu hết các thai phụ đều không tiến hành siêu âm vào tuần thứ 4. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến các bệnh viện để được khám thai

    Khi mang thai 4 tuần có nhịp tim không?

    Khi mang thai 4 tuần tuổi, phôi nang nhỏ của bạn vẫn chưa có nhịp tim. Một mạch máu đã bắt đầu hình thành, mạch máu này sẽ trở thành tim và hệ tuần hoàn trong vài tuần tới. Tim sẽ tiếp tục phát triển cho đến tuần thứ 10 nhưng sẽ bắt đầu đập vào tuần thứ 5 hoặc thứ 6.

    Lời khuyên khi mang thai tuần 4

    Những tuần đầu tiên của thai kỳ là thời điểm khá nhạy cảm cho cơ thể, sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ bầu không chỉ phải đối mặt với những cơn mệt mỏi, tình trạng ốm nghén triền miên hay sự căng thẳng, cáu gắt khi mang thai mà giai đoạn này em bé cũng chưa bám chắc vào thành tử cung mẹ, rất dễ bị sảy thai nếu không cẩn thận. Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu nên tuân thủ đúng hướng dẫn từ các chuyên gia:

    Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu khi mang thai

    mang thai tuần thứ 4

     

    Mang thai tuần thứ 4 nên ăn gì? Trong tháng đầu mang thai, những cơn nghén và buồn nôn thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của bạn. Dẫu có hơi vất vả, nhưng mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai để bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Axit folic có trong các loại rau xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là chất dinh dưỡng cần thiết giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh. Các loại vitamin D, vitamin B cũng cần được bổ sung đầy đủ để phòng tránh nguy cơ sảy thai.

    Không nên ăn các loại thực phẩm gây hại cho thai nhi

    Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc khi người mẹ ăn vào có thể truyền thẳng trực tiếp vào thai nhi. Do vậy, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh để đảm bảo an toàn cho bé yêu. Tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá… Đây chính là những loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai mà mẹ cần lưu ý.

    Duy trì thói quen sống lành mạnh

    mang thai tuần thứ 4

     

    Đây cũng là thời điểm mà mẹ cần sắp xếp lại thói quen sống khoa học bằng việc ăn uống lành mạnh, đọc sách, đi ngủ sớm và tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể thư giãn. Tỷ lệ sảy thai rất cao trong thời kỳ đầu, do vậy mẹ cũng cần tránh làm việc hoặc vận động mạnh gây ảnh hưởng đến em bé. 

    Đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường

    Nếu xuất hiện các vấn đề bất thường như đau bụng dữ dội, ra máu nhiều, âm đạo tiết dịch thất thường, dị ứng…. thì mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám kịp thời.

    Chắc hẳn thông qua bài viết này mẹ bầu mang thai tuần thứ 4 đã biết được mình nên làm gì để em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh rồi đúng không nào. Bạn đọc đừng quên tìm đọc các bài viết hữu ích khác trên Em bé và mẹ để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia nhé!

     

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận