Kinh nghiệm cho bé ăn dặm hiệu quả mẹ nên biết

01/08/2022 101 1Xem đánh giá

Đối với những chị, em lần đầu làm mẹ thì việc tiếp nhận cho mình những kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con cái là cực kì cần thiết. Với việc có nhiều kinh nghiệm thì quá trình chăm sóc bé của các Mẹ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết

Mục lục nội dung

    Khi bắt đầu bước vào giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm ắt hẳn nhiều mẹ phân vân không biết bắt đầu từ đâu và như nào. Thời điểm cho bé ăn dặm được các chuyên gia khuyến cáo là bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ăn dặm như nào cho khoa học, phù hợp với con thì cũng khiến nhiều mẹ stress nặng. Hiểu được điều đó, hôm nay Embevame sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cho bé ăn dặm các mẹ cùng đọc nhé.

    Những kinh nghiệm cho bé ăn dặm mà các Mẹ cần biết!


    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.

    Từ khuyến cáo trên, embevame khuyên các bậc phụ huynh nên cho bé bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng tuổi và kết thúc vào thời điểm bé được 24 tháng tuổi (2 tuổi).

    Bố mẹ nên biết 1 điều là năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700 kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ.

    Những kinh nghiệm cho bé ăn dặm mà các Mẹ cần biết!

    Quay lại với chủ đề chính trong bài viết ngày hôm nay, đó là những kinh nghiệm cho bé ăn dặm. Đối với những chị, em lần đầu làm mẹ thì là một khó khăn vì chưa có kinh nghiệm. Với việc có nhiều kinh nghiệm thì quá trình chăm sóc bé của các Mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

    Thời điểm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là cực kì quan trọng


    Bố mẹ nên biết 1 điều là năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700 kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ.
     

    Lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

    Việc đầu tiên khi bước vào việc cho bé ăn dặm đó chính là việc các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm nào. Bở lựa chọn đúng và phù hợp với bé thì sẽ hiệu quả cao và dễ dàng hơn sau này. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cho bé ăn dặm khác nhau, có thể là những phương pháp truyền thống của người đi trước, hay cũng có thể là những phương pháp mới du nhập từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ,…

    Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vậy nên, các mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ các phương pháp, xem phương pháp nào sẽ phù hợp nhất đối với bé con nhà mình nhé!

    Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

    Khi đã chọn được phương pháp ăn dặm cho bé thì mọi việc đã đơn giản hơn được rất nhiều. Đầu tiên các mẹ cần lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé con của mình phù hợp với phương pháp mẹ định theo. Đây là việc làm rất quan trọng để đảm bảo sự đa dạng các món ăn, cũng như đảm bảo dưỡng chất cho bé tăng cân, phát triển 1 cách toàn diện nhất.
    Các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu truyền thồng cho bé qua hình ảnh sau nhé

    Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

    Sau khi đã có thực đơn ăn dặm cũng như phương pháp cho bé ăn dặm phù hợp thì các mẹ sẽ lên lịch ăn dặm cho bé. Việc cho bé ăn uống vào khung thời gian cụ thể, cố định không chỉ giúp bé phát triển tốt 1 cách toàn diện mà còn giúp bé có 1 thói quen sinh hoạt quy củ.

    Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 2 tuần đầu:

    • 7-8h: Bé thức dậy, uống 120ml sữa
    • 9h30-10h: Ăn dặm ( bột, cháo…)
    • 11h: uống 120 – 150ml sữa và ngủ trưa
    • 14h: ngủ dậy và uống 120-150ml sữa
    • 14h – 15h30: Chơi thoải mái
    • 17g: uống 120-150ml sữa và ngủ giấc ngắn
    • 20h: uống 120ml sữa
    • 20h30: ngủ

    Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng trong 2 tuần tiếp theo

    • 7h30: Thức dậy, ti mẹ, chơi
    • 9h30~10h:  Cho bé ngủ giấc ngắn
    • 10h30: Ăn dặm ( cháo, súp, bột…)
    • 11h-11h30: Ti mẹ, chơi
    • 12h~12h30: Bé ngủ trưa (con ngủ trưa khoảng 2-3h)
    • 14h30~15h: Ngủ trưa dậy, ti mẹ, tắm, chơi
    • 16h~16h30: Ăn bữa phụ ( rau củ cầm nắm tự bốc, bánh mỳ, hoặc bánh mềm…)
    • 17h~17h30: Ngủ giấc ngắn
    • 18h30: Ti mẹ (ăn bổ sung), chơi
    • 19h30: Ti cữ cuối
    • 20h-20h30: Trình tự ngủ, tự ngủ đêm.

    Mách các Mẹ là cần lưu ý thời gian cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm tốt nhất là vào lúc 10 giờ sáng nhé!

    Các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình ăn dặm cho bé

    Bên cạnh chọn thực đơn, phương pháp hay lịch cho bé ăn dặm thì việc lựa chọn các đồ dùng thiết bị cần thiết cho bé ăn dặm cũng vô cùng quan trọng. Bởi khi có các vật dụng, thiết bị này không chỉ giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian công sức, mà hơn nữa còn đảm bảo mang đến những món ăn dặm ngon, hấp dẫn bé.

    Ghế ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi: đây chắc hẳn là 1 đồ dùng khá quen thuộc, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Như các bạn cũng biết thì thời điểm bé 6 tháng tuổi thì để bé ngồi yên 1 chỗ là điều khá khó khăn. Còn việc bạn vừa bế và cho bé ăn thì là điều không thể. Chính vì thế, lúc này bạn cần trang bị ghế ăn dặm cho bé để bé có thể ngồi ăn dặm 1 cách thoải mái, an toàn nhất.
    Máy xay đồ ăn dặm cho bé: Đây là thiết bị giúp các Mẹ có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức chế biến các món ăm dặm cho bé. Hơn thế nữa, các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, rau, củ, quả,… cũng sẽ được xay nhỏ và nhuyễn hơn. Mang đến những món ăn nhỏ và nhuyễn, kích thích bé ăn tốt hơn.
    Nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng: cháo và các loại rau củ hấp là những món ăn dặm phổ biến nhất giành cho bé. Nên việc bạn sở hữu 1 sản phẩm nồi nấu cháo và hấp thực phẩm đa năng sẽ giúp bạn chế biến tất cả những món ăn dặm cho bé. Với sự xuất hiện của nồi nấu cháo kèm lồng hấp đa năng sẽ mang đến những suất cháo nhuyễn, nóng hổi, hay những suất rau củ, thực phẩm hấp mềm, trọn hương vị và dưỡng chất.
     

    Bé không chịu ăn dặm mẹ phải làm sao?

    Với những kinh nghiệm trên chắc hẳn 90% các bà mẹ đã có thể đồng hành cùng bé ăn dặm trong thời điểm bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với 1 số bé nhất quyết không chịu hợp tác và bé không chịu ăn dặm thì phải làm sao?

    Theo chia sẻ của rất nhiều, rất nhiều bà mẹ trên khắp các Fanpage, Website “Mẹ và bé”, “chăm sóc bé”,… Có khá nhiều bà Mẹ bất lực trước tình trạng bé không chịu ăn dặm, và không biết phải làm sao để bé hợp tác.
     

    Nguyên nhân dẫn đến bé không chịu ăn dặm

    • Ăn dặm quá sớm: Từ khi mới 4-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi.
    • Món ăn không phù hợp với từng giai đoạn: Bố mẹ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. 
    • Thực đơn nhàm chán: Vị giác của trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, do vậy con sẽ dễ dàng cảm thấy chán ăn nếu bố mẹ chỉ cho con ăn 1 món từ bữa này qua bữa khác. 
    • Bé chưa thấy đói: Khi khoảng cách giữa các bữa ăn dặm quá gần nhau và bé chưa kịp tiêu hao năng lượng từ bữa trước thì con cũng có thể biếng ăn hơn vào bữa sau. 
    • Chưa chọn đúng phương pháp ăn dặm bé muốn: nhiều bé ngay từ đầu đã thích ăn thô, cảm nhận cầm nắm, nhưng cũng có nhiều bé thích ăn bột loãng... mẹ cần 1 thời gian khảo sát bé xem bé lựa chọn loại nào nhé.

      Cách khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm

      Cho bé ăn từ lỏng đến đặc

      Ở giai đoạn đầu, bé vẫn quen với việc bú sữa nên bố mẹ không nên tập cho bé ăn thô ngay. Khi mới bắt đầu quá trình tập cho bé ăn dặm, hãy cho con ăn ở dạng lỏng trước rồi dần dần mới tăng độ thô và đặc để con có thời gian thích nghi và làm quen. 

      Rèn cho bé kỹ năng bốc nhón

      Bốc nhón là kỹ năng giúp bé rèn luyện bàn tay khéo léo, thuần thục và kỹ năng tự phục vụ mình khi chưa biết sử dụng thìa, đũa. Bố mẹ có thể cho bé bắt đầu tập bốc nhón khi con ở giai đoạn 6-8 tháng tuổi với các loại thức ăn mềm và dễ cầm nắm như bánh mì, ngũ cốc, đậu phụ, nui, bơ… 

      Duy trì không khí vui vẻ trong các bữa ăn

      Bố mẹ hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu trong bữa ăn, tránh quát mắng, tỏ vẻ bực bội với bé hay ép con phải ăn vì như vậy sẽ dễ khiến con cảm thấy sợ hãi và áp lực với việc ăn dặm.
      Ngoài ra, vào giai đoạn bé khoảng 12-15 tháng tuổi và có khả năng tự cầm thìa để xúc ăn, bố mẹ nên khuyến khích con tự ăn để con chủ động hơn và được tự mình khám phá món ăn của mình.

      Chú ý tới những bữa ăn nhẹ của bé

      Nhiều bố mẹ thường cho bé ăn nhẹ quá nhiều lần trong ngày, hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn nhẹ. Việc này có thể khiến con luôn cảm thấy no, từ đó biếng ăn hơn khi tới bữa chính.
      Do đó, bố mẹ hãy giới hạn số bữa ăn nhẹ trong ngày của bé, không nên cho con ăn nhẹ quá nhiều lần, và lưu ý mỗi bữa ăn nhẹ chỉ nên cung cấp lượng thức ăn bằng ⅓ so với bữa chính. Và nên tránh xa bữa ăn chính nhé.
      Đôi khi, bé 6 tháng tuổi không chịu ăn dặm là do con cảm thấy quá no vì ăn nhiều bữa phụ.

      Giới hạn thời gian ăn

      Hãy giới hạn thời gian ăn của bé. Nếu bố mẹ kéo dài bữa ăn quá lâu với mục đích ép con ăn hết phần thức ăn của mình, con sẽ dễ bị áp lực và có ấn tượng xấu và cảm thấy không vui vẻ mỗi khi tới giờ ăn.

      Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bữa ăn dặm của bé

      Dù còn nhỏ nhưng bé vẫn có thể thưởng thức hương vị của thức ăn. Do đó, nếu bố mẹ chỉ cho con ăn những món giống nhau thì sẽ dễ tạo cho bé cảm giác chán ăn. Thay vào đó, hãy thường xuyên thay đổi và tìm tòi những món ăn ưa thích của bé. Việc thường xuyên thay đổi món ăn cũng có thể giúp bé nhận diện nhiều mùi vị khác nhau, đồng thời nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất.

      Như vậy, bài viết ngày hôm nay embevame đã chia sẻ tới các Mẹ những kinh nghiệm cho bé ăn dặm cực kì chi tiết rồi. Hi vọng với những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các mẹ có thể đồng hành cùng bé trong quãng thời gian quan trọng đầu đời. Đảm bảo cho bé có sự phát triển toàn diện tốt nhất về thể chất và trí não. Nếu còn gì thắc mắc hoặc góp ý chia sẻ thì các mẹ có thể để lại dưới phần bình luận bên dưới nhé.

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận