Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết

30/06/2021 4342342 0Xem đánh giá

Đã 1 tuần trôi qua từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng trước khi mang thai. Và tuần thứ 2 cũng là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự tồn tại của thai nhi khi trứng được thụ tinh thành công. Lúc này, người mẹ cần bổ sung một vài kiến thức quan trọng để biết mình nên làm gì vào tuần thứ 2 của thai kỳ. Dưới đây là một số kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 2 các mẹ có thể tham khảo. Hãy cùng Mẹ và bé khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục nội dung

    Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi

    mang thai tuan 2

     

    Hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng làm mốc bắt đầu của thai kỳ 40 tuần. Trong giai đoạn thai nhi 2 tuần, phôi thai lúc này đang di chuyển vào trong tử cung để tìm một điểm neo làm tổ vững chắc trong suốt 38 tuần tới.

    Ở tuần này, thai nhi vẫn chưa được hình thành bởi vì trứng sẽ thụ tinh vào gần cuối tuần thứ 2 của thai kỳ. Hàng triệu con tinh trùng sẽ xuất tinh và bơi đến cổ tử cung, trong số đó chỉ duy nhất1 tinh trùng “vượt rào” thành công chui được vào trong trứng. Khi đó, nhân của tinh trùng kết hợp với trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé được thụ tinh sẽ mang giới tính nam. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ tạo nên một bé gái. 

    Khi trứng được thụ tinh, bé yêu sẽ có kích thước nhỏ xíu bằng một hạt cát rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

    Dấu hiệu nhận biết mang thai tuần thứ 2

    mang thai tuan 2

     

    Chưa có quá nhiều dấu hiệu để chứng tỏ rằng bạn đã mang thai, bởi các dấu hiệu mang thai chỉ thực sự rõ vào thời điểm tuần thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy cơ thể có chút khác lạ so với bình thường. Dưới đây là một vài dấu hiệu mang thai tuần thứ 2 cho thấy bạn đang có tin vui:

    • Cơ thể như bị chuột rút và cảm giác căng cứng ở vùng xương chậu
    • Triệu chứng buồn nôn có thể xuất hiện khi bạn ngửi thấy mùi thức ăn
    • Xuất hiện khí hư màu trắng hoặc trắng đục (chất nhầy cổ tử cung)
    • Ngực bắt đầu cương lên và đầy đặn, tròn trịa hơn
    • Đi tiểu nhiều lần
    • Cơ thể luôn mẫn cảm với những sự thay đổi nhỏ, đặc biệt là hay cáu gắt và tâm trạng tương đối thất thường
    • Cơ thể mệt mỏi và những cơn đau lưng cũng thường xuyên xuất hiện
    • Nhiệt độ cơ thể tăng

    Mang thai tuần thứ 2 nên làm gì?

    mang thai tuan 2

     

    • Mang thai tuần 2 nên ăn gì?

    Không còn quá sớm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của em bé trong bụng mẹ. Người mẹ lúc này nên bổ sung tối thiểu 400 mg axit folic (có trong các loại rau xanh, trái cây như chuối, dưa gang, nước ép cam, bưởi, gan, sữa, ngũ cốc, bột mì, bánh mì…) để giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ở trẻ. Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu mang thai tuần 2 không nên ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín, không có nguồn gốc rõ ràng.

    >> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu: Bầu 3 tháng đầu ăn gì?

    • Khám sức khỏe

    Khám sức khỏe mang thai tuần thứ 2 giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề bất thường của cả mẹ và bé trước khi mang thai. Đảm bảo cơ thể người mẹ đã sẵn sàng để chào đón sự xuất hiện của em bé, nhằm giúp em sẽ sinh ra khỏe mạnh. Khi thăm khám, bạn cũng cần hỏi bác sĩ về các loại thuốc được và không được sử dụng trong khi mang thai, nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn của em bé trong bụng mẹ.

    • Quan hệ tình dục

    Giai đoạn tuần thứ 2 của thai kỳ vẫn đang nằm trong giai đoạn trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh và làm tổ. Do vậy, các cặp vợ chồng vẫn nên duy trì quan hệ tình dục đều đặn để tăng cơ hội thụ thai. Quan hệ tình dục trong giai đoạn này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, ngược lại nó rất tốt đối với cả mẹ và em bé.

    Những xét nghiệm cần thiết để xác định có thai

    mang thai tuan 2

     

    Thời điểm tuần thứ 2 của thai kỳ, que thử thai và các xét nghiệm khác có thể cho kết quả không chính xác. Thai nhi lúc này vẫn đang trong quá trình thụ tinh, và thật khó để có thể xác định sự tồn tại chính xác của thai nhi. Vậy nên, xét nghiệm trong giai đoạn này sẽ không cho biết mẹ đang mang thai mà sẽ giúp mẹ phát hiện các vấn đề nguy hiểm đang gặp phải để can thiệp kịp thời. Bạn có thể đến các bệnh viện hoặc các phòng khám sản khoa gần nhất để thực hiện các xét nghiệm mang thai tuần thứ 2 bao gồm:

    • Xét nghiệm máu: để phát hiện các bệnh lây lan qua đường tình dục và kháng thể cho các bệnh truyền nhiễm như rubella hay thuỷ đậu, từ đó xác định các phương pháp điều trị hay tiêm chủng cần thiết trước khi mang thai
    • Xét nghiệm Pap: Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện ra các trở ngại đang cản trở cơ hội thụ thai của mẹ từ đó có những can thiệp cần thiết giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi
    • Xét nghiệm di truyền: là xét nghiệm cần thiết phát hiện ra các chứng bệnh di truyền có thể lây từ mẹ sang bé.

    Mang thai tuần 2 có siêu âm được không?

    Thai 2 tuần tuổi đang trong quá trình thụ tinh, và nếu quá trình thụ tinh diễn ra thành công thì kích thước thai nhi lúc này cũng rất nhỏ. Mẹ không thể nào siêu âm để nhìn thấy em bé trong bụng được. Thực tế cho thấy, thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là khoảng tuần thai thứ 7 -10.

    Mang thai 2 tuần bị đau bụng có nguy hiểm không?

    mang thai tuan 2

     

    Đau bụng dưới khi mới mang thai 2 tuần là triệu chứng khá phổ biến thường gặp ở giai đoạn đầu mang thai. Bởi những thay đổi trong tử cung khi trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh có thể gây đau bụng dưới cho người mẹ. Những cảm giác đau nhói có thể gây khó chịu, nếu vẫn trong khả năng chịu đựng thì mẹ có thể sử dụng các biện pháp dân gian như chườm ấm bụng, uống trà gừng để giảm đau mà không cần đến sự can thiệp của thuốc.

    Hy vọng những kiến thức Mang thai tuần thứ 2 trên đây đã giúp mẹ có những sự chuẩn bị kỹ nhất chào đón sự xuất hiện của em bé trong bụng. Đừng quên đón đọc các bài viết khác trên Em bé và mẹ để được cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết trong suốt hành trình 40 tuần mang thai mẹ nhé!

     

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận