Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?

03/08/2022

21 tuần tuổi cũng là giai đoạn em bé trong bụng mẹ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Những cử chỉ “nghịch ngợm” của bé cũng có thể làm mẹ giật mình. Trong bài viết dưới đây, Em bé và mẹ sẽ giải thích thêm về sự phát triển thai nhi 21 tuần, sự thay đổi trong cơ thể và những lời khuyên cho chị em phụ nữ mang thai tuần thứ 21. Hãy cùng khám phá!

Mục lục nội dung

    Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi

    mang thai tuần thứ 21

     

    Thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Bước sang tuần thứ 21, kích thước của em bé lúc này sẽ đạt 28 cm chiều dài và nặng khoảng 0,45 kg. Kích thước tuy vẫn nhỏ nhưng bé đã có hình dáng của trẻ sơ sinh, với các bộ phận trên khuôn mặt như môi, mí mắt, lông mày trở nên đậm và rõ nét hơn.

    Thời gian này tuy mắt bé còn nhắm nhưng bé đã có thể phân biệt được ánh sáng, bóng tối và các phản ứng rõ ràng với ánh sáng. Nhịp tim lúc này là 120 – 160 nhịp mỗi phút, nhanh gấp đôi so với nhịp tim của mẹ. Ở trong bụng của bé, tuyến tụy đang phát triển và đang tạo ra một số nội tiết quan trọng.

    Thai nhi 21 tuần tuổi, mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi theo loại thực phẩm mẹ đang ăn. Hệ tiêu hóa đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho một cuộc sống mới bên ngoài cơ thể mẹ. Phân su sẽ tích tụ trong ruột và thải ra khi bé đi vệ sinh lần đầu tiên sau khi chào đời. 

    Em bé của mẹ tuần thứ 21 đã bắt đầu ngủ và thức dậy theo thói quen đã được thiết lập từ những tuần trước đó. Siêu âm ba mẹ có thể thấy thai nhi có thể ổn định với 1 tư thế ngủ ưa thích. Những tiếng ồn lớn bên ngoài cũng có thể làm em bé chợt tỉnh giấc, bởi lúc này thính giác của bé cũng tương đối nhanh nhạy.

    Vậy khi thai 21 tuần được mấy tháng? Ở tuần thứ 21, bạn đang mang thai gần sáu tháng. Hình ảnh thai 21 tuần tuổi dưới đây sẽ giúp ba mẹ hình dung rõ hơn về em bé trong bụng mẹ bầu 21 tuần đang có hình dáng trông như thế nào.

    Cơ thể của mẹ khi mang thai tuần thứ 21

    mang thai tuần thứ 21

     

    Chiếc bụng bầu 21 tuần của mẹ ngày càng nhô ra, thật khó để che dấu với mọi người rằng bạn đang mang thai. Cân nặng tuần này của mẹ cũng tăng nhanh một cách đáng kể. Vậy thai 21 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Theo các chuyên gia, tháng thứ 6 thai kỳ các bà bầu nên duy trì tăng từ 0,4 – 2,2 kg tuần là hợp lý. Dựa vào thể trạng cơ thể của từng người mà các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về mức tăng cân phù hợp.

    Một chiếc bụng to cùng sự thay đổi hormone mang thai trong cơ thể mẹ là nguyên nhân chính gây nên một số triệu chứng khi mang thai tuần thứ 21 dưới đây:

    • Đau lưng: đau lưng đặc biệt là ở lưng dưới là triệu chứng khá phổ biến khi mang thai. Khi thai nhi được 21 tuần, chiếc bụng ngày càng lớn đang chuyển trọng tâm và kéo phần lưng dưới của mẹ về phía trước. Trong khi đó, hormone relaxin đang nới lỏng mọi khớp và dây chằng trong cơ thể mẹ, khiến cho vùng lưng bị đau.
    • Ợ nóng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp lực chèn nén của tử cung; kèm theo các hormone thai kỳ làm giãn van giữa thực quản và dạ dày khiến axit trong dạ dày trào vào thực quản.
    • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, mẹ bầu dễ cảm thấy nóng. Các hormone thai kỳ và sự trao đổi chất tăng lên có thể khiến mẹ cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Mặc quần áo rộng rãi, uống nhiều nước, bật quạt hoặc giảm nhiệt độ điều hoà sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
    • Vết rạn da. Khi bụng to lên khi mang thai, bạn có thể nhận thấy một số đường màu nâu đỏ, hồng hoặc tím trên da. Rạn da hình thành khi da mẹ căng ra trong một thời gian ngắn và có thể xuất hiện dọc theo bụng, hông, đùi, mông và ngực. Da của bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy ngứa; thoa kem dưỡng ẩm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn với tình trạng này.
    • Chuột rút chân. Bạn có thể nhận thấy rằng chuột rút có xu hướng xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Cố gắng kéo căng cơ bắp chân trước khi đi ngủ, uống nhiều nước hoặc tắm nước ấm sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu hoặc ngăn ngừa chuột rút hoàn toàn khi mang thai tuần thứ 21.

    Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 21

    Giảm đau lưng khi mang thai 21 tuần

    mang thai tuần thứ 21

     

    Để giúp giảm đau lưng, hãy thực hiện những điều chỉnh này trong thói quen hàng ngày của bạn. Bất cứ khi nào bạn ngồi, hãy sử dụng giá đỡ để nâng chân lên một chút. Nếu bạn cần đứng trong một thời gian dài, hãy đặt một chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ để giảm bớt áp lực lên lưng dưới. Hãy ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm bớt cảm giác. Nếu cơn đau lưng kéo dài thường xuyên làm mẹ thấy mệt mỏi, massage bà bầu sẽ là gợi ý tuyệt vời.

    Thận trọng trong các hoạt động thường ngày

    Bụng bầu 21 tuần tuổi đã tương đối lớn, mẹ bầu có thể nhận thấy trọng tâm cơ thể thay đổi và hơi mất thăng bằng. Chăm sóc bản thân bằng cách đi giày bệt, cẩn thận khi di chuyển cầu thang và tránh các bề mặt trơn trượt để giảm nguy cơ ngã. Nếu chẳng may bị ngã khiến âm đạo chảy máu hoặc co thắt dữ dội, hãy di chuyển ngay đến cơ sở y tế gần mình nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

    Tăng cường bổ sung vitamin

    mang thai tuần thứ 21

     

    Các vitamin B, bao gồm B1, B2 và B6, là những chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho quá trình phát triển của bé. Giúp phát triển thị lực và xây dựng nhau thai, cùng với các mô cơ thể khác. Mẹ bầu có thể bổ sung những loại vitamin này thông qua các loại thực phẩm như gan, thịt lợn, thịt gia cầm, chuối và đậu. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung sắt, axit folic, chất xơ, protein để có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng bầu 21 tuần.

    Khám thai tuần 21

    Giai đoạn 21- 22 tuần là khoảng thời gian quan trọng để khám thai. Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được cân nặng, mức độ phát triển cũng như các dị tật ở thai nhi. Bên cạnh đó là các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, Triple Test để sàng lọc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, dị tật ống thần kinh, hội chứng down…

    Tập thể dục đều đặn hàng ngày

    mang thai tuần thứ 21

    Pregnant Caucasian woman lifting weights

    Ngay cả khi thai kỳ chiếc bụng ngày một to ra, mẹ bầu vẫn có thể tập thể dục một cách bình thường mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, những bộ môn như đi bộ, yoga trước khi sinh và bơi lội vẫn là những lựa chọn tốt dành cho các mẹ bầu 21 tuần.

    Quan hệ khi mang thai 21 tuần có nên hay không?

    Các bác sĩ khuyên rằng ba mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai trong giai đoạn này. Nếu có ham muốn thì ba mẹ có thể tiến hành khi sức khoẻ của thai phụ 21 tuần thực sự khỏe mạnh. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi.

    Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 21 mà Em bé và mẹ muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

     

    .