Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết

03/08/2022

Mang thai tuần thứ 14 cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu 1 phần 3 chặng đường của quá trình mang thai. Các dấu hiệu của thời kỳ đầu mang thai như mệt mỏi, buồn nôn cũng bắt đầu biến mất và đây cũng là thời điểm mẹ cần tăng cường bồi bổ các chất dinh dưỡng để thai nhi 14 tuần phát triển khoẻ mạnh. Hãy cùng Em bé và mẹ tìm hiểu kỹ hơn về cách dưỡng thai giai đoạn này.

Mục lục nội dung

    Mang thai tuần thứ 14: Thai 14 tuần là bao nhiêu tháng?

    mang thai tuần thứ 14

     

    Thai 14 tuần là bao nhiêu tháng? Nếu thai được 14 tuần có nghĩa là mẹ đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Chỉ còn 5 tháng nữa thôi, mẹ có thể nhìn thấy em bé trực tiếp, ẵm trên tay bế bồng. Trong giai đoạn này, em bé trong bụng mẹ đang phát triển nhanh chóng cả về chiều cao lẫn cân nặng.

    Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi

    Thai 14 tuần nặng bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Cân nặng em bé lúc này rơi vào khoảng 45 gram, có chiều dài khoảng 8,7 cm. Lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của em bé, và nó sẽ tiếp tục phát triển và bao trọn cơ thể cho đến khi em bé được sinh ra.

    Trong tuần này, giới tính thai nhi 14 tuần sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn. Cụ thể, tuyết liệt hình thành ở bé trai còn với bé gái, buồng trứng sẽ bắt đầu di chuyển từ vùng bụng vào khung chậu. Tuy nhiên, vẫn khá khó để ba mẹ có thể xác định giới tính em bé qua máy siêu âm vào thời điểm này.

    Khi siêu âm ở tuần 14, ba mẹ có thể chứng kiến rất nhiều chuyển động “đáng yêu” của bé. Thai nhi 14 tuần tuổi trong bụng mẹ có thể cử động nhẹ, duỗi tay chân và thậm chí tập thở bằng cách lấy nước ối vào và ra khỏi phổi. Lượng nước ối này sẽ đi vào dạ dày, qua thận và bài tiết trở lại nước ối. Và em bé lúc này cũng có thể sử dụng cơ mặt để nhăn mặt và mỉm cười. 

    Điều gì xảy ra với cơ thể người mẹ khi mang thai tuần thứ 14

    mang thai tuần thứ 14

     

    Điều dễ nhận thấy nhất ở mẹ bầu tuần thứ 14 là kích thước vòng 2 đã bắt đầu to ra, những chiếc quần jean hay những chiếc váy ôm sát body đã không còn vừa vặn cơ thể bạn ở thời điểm này. Bụng to cũng là bằng chứng cho thấy thai nhi 14 tuần tuổi của bạn đang phát triển một cách thoải mái bên trong tử cung.

    Các triệu chứng như buồn nôn, chóng mắt có thể được giảm bớt vào tuần này. Tuy nhiên, mẹ bầu tuần thứ 14 cũng vẫn sẽ gặp một số triệu chứng thông thường khác khi mang thai như:

    • Sưng và chảy máu nướu
    • Thân nhiệt tăng cao
    • Đầy hơi, táo bón
    • Khó tiêu, ợ nóng
    • Đau ngực
    • Chuột rút
    • Tay chân bị phù
    • Tăng dịch tiết âm đạo

    Cảm cúm khi mang thai 14 tuần

    mang thai tuần thứ 14

     

    Giai đoạn này, mẹ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh ốm vặt khác. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của mẹ trong thời gian mang thai bị giảm hơn so với người bình thường. Ho và cảm lạnh không quá nguy hiểm, nhưng người mẹ mang thai tuần thứ 14 cần chữa trị ngay để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Việc sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai là vấn đề đặc biệt cần chú ý, mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe mẹ cũng như tránh tác động xấu đến thai nhi.

    Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi

     

    Đây được coi là thời điểm lý tưởng nhất khi mang bầu vì giai đoạn này các triệu chứng khó chịu khi mang thai đã dần biến mất, bụng bầu vẫn chưa to và mẹ bầu bắt đầu có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Vậy nên, thai nhi 14 tuần tuổi cũng là khoảng thời gian mẹ bầu tập trung dưỡng thai bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. 

    >> Xem thêm: Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Giữa Mang Thai

    Bầu 14 tuần ăn gì? Rau xanh, trái cây, các loại hạt và các loại thịt, trứng, sữa chính là nguồn cung cấp axit folic, canxi, sắt, vitamin, chất xơ… giúp mẹ khoẻ mạnh và thai nhi phát triển ổn định hơn. Để tăng cường hệ miễn dịch, mẹ bầu cần ăn nhiều rau quả tươi. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này giúp mẹ bầu tuần thứ 14 chống lại viêm nhiễm hiệu quả. 

    Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham gia một số bộ môn thể thao tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu như yoga, bơi lội và đạp xe, đi bộ… Tránh vận động mạnh và thức khuya, làm việc quá sức gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi 14 tuần tuổi. 

    Trên đây là những thông tin chi tiết về sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi, sự thay đổi trên cơ thể người mẹ cùng các việc mà mẹ bầu nên làm trong thời gian này. Có thể thấy đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu ổn định hơn, do đó mẹ bầu có thể tận dụng để thư giãn cũng như bồi bổ cơ thể. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.

     

    .