Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ

03/08/2022

Tuần thứ 13 mang thai cũng là thời điểm mẹ đã bước qua ba tháng đầu mang thai – thời điểm khó khăn vất vả nhất trong hành trình mang thai. Em bé trong bụng mẹ bây giờ cũng đang lớn dần, mọi hoạt động thể chất và ăn uống của mẹ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến em bé trong bụng. Vậy phải làm sao để thai nhi luôn khỏe mạnh trong bụng mẹ bầu tuần thứ 13? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây, hãy cùng Em bé và mẹ khám phá ngay thôi!

Mục lục nội dung

    Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13

    mang thai tuần thứ 13

     

    Thai nhi 13 tuần tuổi trong bụng mẹ hiện giờ đang có kích thước với chiều dài khoảng 7 cm và cân nặng gần 30 gram. Mặc dù cơ thể vẫn đang dần phát triển nhưng về cơ bản các bộ phận của em bé lúc này đã tương đối đầy đủ. Trên tay, vân tay xuất hiện và dần hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các mạch máu cũng như các cơ quan nội tạng có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng qua lớp da mỏng manh của thai nhi tuần thứ 13. Giai đoạn này, thai nhi 13 tuần tuổi cũng bắt đầu uống nước ối và bài xuất nước tiểu, tạo thành chu kỳ.

    Xương của thai nhi 13 tuần tuổi bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương tay, xương chân. Em bé có thể chuyển động tay và chân ngẫu nhiên, và đặc biệt có thể cho ngón tay cái vào miệng. Kích thước thai nhi trong bụng mẹ lúc này vẫn còn nhỏ và những chuyển động tương đối còn khá yếu khiến cơ thể người mẹ lúc này đây vẫn chưa thể cảm nhận được từng cử động của em bé trong bụng.

    Thai nhi 13 tuần tuổi có biết trai hay gái? Bộ phận sinh dục thai nhi 13 tuần về cơ bản đã được hình thành đầy đủ, mẹ có thể siêu âm giới tính của em bé ngay trong tuần này. Tuy nhiên mức độ kết quả siêu âm giới tính chính xác ở thời điểm này là chưa cao, ba mẹ cũng cần lưu ý.

    Thai nhi 13 tuần tuổi – lời khuyên dành cho mẹ

    1. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ để phát hiện những bất thường

    mang thai tuần thứ 12

     

    Thai nhi 13 tuần đã dần ổn định và đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số các vấn đề có thể xảy ra với thai nhi trong giai đoạn này. Đặc biệt là các triệu chứng của sảy thai và mang thai ngoài tử cung:

    • Ra máu âm đạo bất thường (máu có màu đỏ sẫm hoặc loãng hơn máu bình thường) kèm đau bụng dưới và đôi khi kèm theo mót rặn
    • Bụng to nhanh hơn bình thường
    • Siêu âm không còn tim thai
    • Chóng mặt, ngất xỉu và cảm giác luôn mệt mỏi, lâng lâng thậm chí xuất hiện các dấu hiệu rối loạn thị giác như mờ mắt hoặc thấy ảo ảnh
    • Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh

    Bên cạnh đó, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại sữa, thuốc tốt cho bà bầu. Những loại sữa, thuốc và thực phẩm nào gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi mà mẹ bầu cần tránh sử dụng. 

    2. Quan hệ khi mang thai tuần thứ 13, có nên hay không?

     

    Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, bởi cổ tử cung là lớp màng bảo vệ em bé trong bụng mẹ khỏi những tình huống không an toàn. Vậy nên ba mẹ hoàn toàn có thể thoải mái quan hệ tình dục khi người mẹ đang mang thai ở tuần thứ 13. Tuy nhiên, các hoạt động “giường chiếu” này cần phải diễn ra hết sức êm ái và nhẹ nhàng. Luôn đảm bảo cơ thể mẹ khỏe mạnh, đầy đủ sức lực và cần tránh quan hệ khi cơ thể người phụ nữ mang thai đang mệt mỏi và tâm trạng không tốt.

    Một lưu ý quan trọng, cả ba và mẹ cũng nên tránh quan hệ khi có những vấn đề sau:

    • Người mẹ trước đây đã có tiền sử sảy thai hoặc sinh non
    • Quan hệ xong có các dấu hiệu như đau bụng, tiết nhiều dịch âm đạo
    • Viêm nhiễm âm đạo
    • Xuất huyết âm đạo
    • Bố hoặc mẹ đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

    3. Mang thai tuần thứ 13 ăn gì tốt cho thai nhi?

    mang thai tuần thứ 11

     

    Tuần thứ 13 cũng là thời điểm mẹ bước sang giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2, các triệu chứng ốm nghén mệt mỏi dấu hiệu của mang thai cũng dần biết mất. Thời gian này, mẹ nên tranh thủ để thư giãn và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé cũng như sức khoẻ của mẹ. Và đây là những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong tuần thứ 13 mang thai:

    • Thực phẩm giàu axit folic: đây là dưỡng chất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sảy thai, tiền sản, thai chậm phát triển. Súp lơ, bắp cải, các loại đậu, sữa, trứng, ngũ cốc, hoa quả là những loại thực phẩm giàu axit folic
    • Canxi: mẹ cần nhiều canxi để thai nhi trong bụng phát triển xương và răng, giúp bé phát triển chiều dài cũng như giảm chứng đau lưng do thiếu canxi ở cơ thể người mẹ. Sữa, cá hồi, tôm, trứng gà, các loại viên uống canxi là những thực phẩm giàu canxi mẹ nên bổ sung.
    • Vitamin: Mẹ cũng cần tăng cường bổ sung vitamin có trong các loại quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng, ngừa táo bón, khó tiêu ở mẹ bầu tuần thứ 13.
    • Sắt: Sắt cũng là dưỡng chất thiết yếu giúp bé sinh ra đúng cân nặng, giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt. Viên uống sắt, thịt bò, thịt lợn, bí đỏ, trứng gà, sữa, chuối, nho, các loại hạt…. là các thực phẩm rất giàu sắt mẹ nên bổ sung để thai nhi 13 tuần tuổi phát triển khoẻ mạnh.

    >> Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu: Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Vào Con?

    4. Chọn cho mình 1 môn thể thao, tại sao không thử?

     

    Đi bộ, yoga hay bơi lội là những bộ môn thể thao tốt cho thai nhi mẹ bầu có thể lựa chọn. Chỉ với khoảng 30 phút tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng cân đối, sức khỏe dẻo dai mà còn:

    • Giúp đẩy lùi đau lưng, táo bón khi mang thai
    • Giúp mẹ bầu duy trì tâm trạng thoải mái
    • Tăng cường thể lực, sự dẻo dai và sức chịu đựng
    • Giúp mẹ bầu ngủ tốt hơn

    Khi tập thể thao, một số tư thế và hoạt động có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi 13 tuần tuổi. Do vậy bạn nên tránh những động tác nhảy, vận động mạnh, chuyển động va chạm hoặc thay đổi phương hướng đột ngột có thể dẫn tới nguy cơ chấn thương. Đừng quên lựa chọn cho mình những bộ quần áo thoải mái nhất, uống đủ nước khi tập luyện thể thao mẹ bầu nhé.

     

    .