Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18

30/06/2021 423423 0Xem đánh giá

Khi mang thai được 18 tuần, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy em bé của mình cử động, có cơ hội nhìn thấy rõ nét hơn các đường nét trên gương mặt bé khi siêu âm. Em bé và mẹ hiểu rằng, mẹ sẽ còn rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn mang thai tuần thứ 18. Trong bài viết này, các chuyên gia và cũng là các bà mẹ của chúng tôi sẽ giải thích thêm về sự phát triển của thai nhi 18 tuần, những thay đổi ở cơ thể mẹ và những việc mẹ nên làm trong tuần này. Hãy cùng khám phá!

Mục lục nội dung

    Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi

    mang thai tuần thứ 18

     

    Thai nhi 18 tuần tuổi trong bụng mẹ đang lớn rất nhanh, dưới đây là các chỉ số của thai nhi 18 tuần:

    Thai nhi 18 tuần nặng bao nhiêu gram?

    Vào thời gian này, thai nhi nặng khoảng 200g (7 ounce). Hình ảnh bụng bầu 18 tuần bên trên cho thấy hình ảnh trực quan em bé bên trong bụng mẹ tuần này như thế nào.

    Kích thước của thai nhi 18 tuần tuổi 

    Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 14,2 cm tính từ đầu đến chân.

    Thai nhi 18 tuần đã biết trai hay gái chưa?

    mang thai tuần thứ 18

     

    Thời gian này ba mẹ hoàn toàn có thể biết được giới tính em bé trong bụng thông qua kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm hiện đại.

    Thai 18 tuần là mấy tháng?

    Nếu mẹ đang mẹ khoăn không biết mình mang thai được bao nhiêu tháng ở tuần thứ 18 thì câu trả lời là có thể mẹ đã mang thai được 5 tháng. 

    Thai nhi 18 tuổi phát triển như nào trong giai đoạn này?

    Trong tuần này, hệ thần kinh của em bé đang phát triển nhanh chóng. Một mạng lưới các dây thần kinh, hiện được bao phủ bởi một chất gọi là myelin giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này đến tế bào thần kinh khác, hình thành ra các kết nối phức tạp hơn.

    Các tế bào trong trong não cũng đang tiếp tục phát triển thành những cơ quan phục vụ các giác quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác. Thính giác thai nhi 18 tuần đang phát triển nhạy bén hơn, bé có thể cảm nhận về âm thanh phát ra từ bên ngoài cơ thể của mẹ. Điều này có nghĩa là bé hoàn toàn có thể nghe, cảm nhận được những âm thanh khi mẹ nói chuyện, cho bé nghe nhạc hay là kể chuyện, hát ru em bé.

    Cơ thể của thai phụ trong giai đoạn mang thai tuần thứ 18

    mang thai tuần thứ 18

     

    Thai nhi 18 tuần biết đạp chưa? Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, mẹ có thể sớm cảm nhận em bé bắt đầu chuyển động trong bụng mình. Trong vài tuần tiếp theo khi em bé của mẹ lớn hơn, mẹ có thể nhận thấy những chuyển động mạnh hơn qua những cú đạp và nhào lộn. Bởi cơ thể mỗi người là khác nhau, mẹ có thể cảm thấy chuyển động này sớm hơn hoặc muộn hơn những bà mẹ khác. Vì vậy, ngay cả khi thai 18 tuần mẹ không cảm thấy cử động gì thì cũng không cần quá lo lắng. 

    Ở giai đoạn tuần thứ 18 của thai kỳ, cơ thể mẹ đang trải qua nhiều thay đổi về tuần hoàn. Cụ thể như lượng máu tăng lên và các mạch máu giãn nở nhanh chóng, có thể khiến huyết áp của mẹ giảm xuống. Điều này có thể khiến mẹ cảm thấy chóng mặt nếu máu không đủ lưu thông đến não. 

    Mẹ cũng có thể nhận thấy khoảng 18 tuần rằng mẹ chân của mẹ ngày càng phù nề nghiêm trọng hơn. Một phần nguyên nhân là do cơ thể đang tích nước ở các mô, thường xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Phần còn lại là do nội tiết tố thay đổi cơ thể mẹ đang thay đổi trong giai đoạn mang thai. Mẹ có thể giảm sưng mẹ cách ngâm chân với nước mát, massage hàng ngày vào sáng sớm thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

    >> Xem thêm: Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì?

    Các triệu chứng mang thai tuần thứ 18 (3 tháng giữa)

    mang thai tuần thứ 16

     

    Em bé ngày càng lớn dần hơn trong bụng mẹ, sự tăng trưởng này khiến cân nặng và kích thước bụng bầu thai phụ 18 tuần tăng lên. Cơ thể mẹ có nhiều thay đổi trong giai đoạn này, kéo theo các dấu hiệu mang thai tuần thứ 18 có thể bao gồm:

    • Những vết rạn da trên bụng
    • Mệt mỏi và khó ngủ
    • Sưng và chảy máu nướu răng
    • Đau ở bên bụng do bụng mẹ đang giãn nở
    • Đau đầu
    • Chảy máu cam
    • Đầy hơi và táo bón
    • Khó tiêu và ợ chua
    • Đau ngực
    • Chuột rút chân
    • Cảm thấy nóng và cơ thể dễ toát mồ hôi hơn những người phụ nữ bình thường không mang thai
    • Chóng mặt
    • Tay và chân sưng tấy
    • Nhiễm trùng âm đạo
    • Nội tiết tố thay đổi gây làm rối loạn sắc tố da, gây ra hiện tượng nám da
    • Tóc dày và bóng hơn

    Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 18

    mang thai tuần thứ 18

     

    Một vài lời khuyên từ các chuyên gia trong tuần mang thai thứ 18 dưới đây hy vọng sẽ giúp cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh:

    • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3. Đây là dưỡng chất quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Omega-3 giúp hệ thần kinh của bé phát triển và một số nghiên cứu cho thấy loại axit béo cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng trầm cảm. Cá hồi, hạt lanh, bông cải xanh, quả óc chó, gấc… là những loại thực phẩm giàu omega-3 mẹ có thể tham khảo. 
    • Tăng cường bổ sung calo một cách lành mạnh trong giai đoạn mang thai tuần 18. Mẹ sẽ cần thêm một lượng calo để hỗ trợ thai nhi đang phát triển, trung bình 2.000 calo mỗi ngày. Ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng đều không tốt cho cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi, vì vậy hãy tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ dựa trên thể trạng cơ thể mẹ để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
    • Đau lưng là triệu chứng mà hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải ở tuần thứ 18 thai kỳ. Tắm bằng nước ấm, thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ giảm đau lưng hiệu quả. Nếu tình trạng đau lưng kéo dài, mẹ nên đi khám bác sĩ để được chữa trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.
    • Nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất để cơ thể được thả lỏng sẽ giúp mẹ cảm thấy thư giãn hơn khi đang mang thai 
    • Xét nghiệm khi thai nhi 18 tuần tuổi. Nếu 2 tuần trước chưa sắp xếp được thời gian đi khám thai thì mẹ hoàn toàn có thể đến gặp bác sĩ trong tuần này. Ngoài siêu âm, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành một số xét nghiệm như kiểm tra đường và protein trong nước tiểu, đo cân nặng và huyết áp, kiểm tra cân nặng, kiểm tra nhịp tim thai nhi, đo chiều cao tính từ đáy tử cung…. để theo dõi sức khỏe mẹ và bé cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

    Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 18 mà Em bé và mẹ muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

    Quay lại tuần 17: Những Điều Nhất Định Phải Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 17

    Đi đến tuần 19: Những Kiến Thức Mẹ Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 19

     

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận