Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
03/08/2022
Mục lục nội dung
Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?
Mẹ có đang tò mò không biết em bé trong bụng tuần thứ 12 có kích thước khoảng bao nhiêu? Em bé lúc này đã có tay, chân, mắt, mũi, miệng hay vẫn đơn thuần chỉ là một “cục thịt” nhỏ? Và lúc này bé đã có thể cử động, mẹ đã có thể nghe thấy được nhịp tim của bé chưa? Biết bao thắc mắc đặt ra với những người lần đầu làm mẹ, cảm giác hạnh phúc đan xen đôi chút lo lắng không biết bé con bé nhỏ của mẹ có đang phát triển khoẻ mạnh hay không.
Kích thước thai nhi 12 tuần? Thai nhi 12 tuần tuổi thường có chiều dài khoảng 5,3 cm, cân nặng khoảng 28 gram. Các bộ phận trên cơ thể về cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới. Nhịp tim thai nhi 12 tuần lúc này đập rất nhanh, có thể gấp đôi so với nhịp tim mẹ và nếu ba mẹ nào tò mò thì có thể nghe trực tiếp nhịp tim bé khi đi siêu âm.
Các ngón tay, ngón chân về cơ bản đã được hình thành đầy đủ – đó là một trong những dấu hiệu thai nhi 12 tuần khoẻ mạnh ba mẹ cần quan tâm. Bé có thể có các cử động nhỏ như cử động tay chân, cho tay lên mắt, lên mũi thậm chí mút tay. Tuy nhiên do kích thước còn nhỏ nên mẹ có thể vẫn chưa cảm nhận được sự chuyển động của em bé trong cơ thể mẹ vào thời điểm này. Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần đang dần hình thành và phát triển, tuy nhiên ba mẹ chưa xác định chính xác giới tính của em bé trong bụng mẹ bầu vào thời điểm này.
Khám thai lần thứ 2 – cột mốc quan trọng tuần mang thai thứ 12
Siêu âm thai nhi tuần thứ 12
Tuần thứ 12 mang thai là thời điểm thích hợp nhất để mẹ tiến hành siêu âm thai nhi tuần thứ 12 và thăm khám bác sĩ lần 2. Các kỹ thuật siêu âm hiện đại có thể giúp mẹ và ba nhìn thấy hình dáng, đường nét em bé trong bụng một cách chân thực nhất. Và những bất thường lớn như dị dạng, khuyết tật…. của thai nhi có thể nhìn thấy ở thời điểm này thông qua các xét nghiệm máu, xét nghiệm đường huyết, nước tiểu, triple test. Mục đích của việc tiến hành xét nghiệm mẹ bầu tuần thứ 12 là để:
- Chẩn đoán tuổi thai và dự kiến sinh cho sản phụ
- Đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward
- Chẩn đoán số lượng thai, số lượng bánh rau và buồng ối đối với sản phụ mang đa thai, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật
Để đem lại kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác, mẹ bầu cũng nên lựa chọn cho mình những bệnh viện và phòng khám uy tín. Tại đó sẽ có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng và an tâm cho tất cả các mẹ bầu.
Một số lưu ý khi mang thai 12 tuần tuổi
Mang thai 12 tuần tuổi cũng là thời điểm thai nhi dần ổn định trong bụng mẹ, nguy cơ sảy thai không còn cao như trước. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ cũng nên tránh thức khuya, làm việc nặng hay ăn, uống các loại đồ ăn thức uống không tốt cho cơ thể em bé. Và đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý một số dấu hiệu sảy thai sau:
- Đau lưng với mức độ tăng dần từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu những cơn đau xảy ra ở hai bên xương chậu, đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
- Xuất hiện tình trạng ra máu bất thường kéo dài
Nếu có những dấu hiệu trên thì mẹ bầu cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bên cạnh những vấn đề sức khoẻ, để thai nhi phát triển khoẻ mạnh thì bà bầu tuần thứ 12 cũng cần tuân thủ một số lưu ý như sau:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt tránh xa các loại đồ ăn không tốt cho sức khoẻ em bé trong bụng bầu mẹ 12 tuần như đồ ăn chiên rán, đồ uống có ga, cà phê, rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có chất kích thích khác
- Nghỉ ngơi đủ giấc, mẹ bầu không nên thức khuya bởi vì thói quen này sẽ có thể khiến cơ thể mẹ luôn mệt mỏi
- Không nên làm các công việc nặng nhọc, tốn nhiều sức lực. Chạy nhảy hoặc các bộ môn thể thao vận động nặng cũng là việc làm mà mẹ bầu cần tránh. Thay vào đó có thể là các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga thiền, bơi lội… rất tốt cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi
- Luôn giữ cơ thể và tâm trạng ở mức thoải mái, thư giãn bằng những công việc, hành động mà mình thích. Hạn chế nóng giận và buồn bã, khóc lóc bởi nó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
>> Xem thêm: Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Nhất Cho Bà Bầu: Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Gì?
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà Em bé và mẹ cung cấp cho mẹ bầu giai đoạn 12 tuần. Hy vọng bài viết này có thể phần nào giúp ích được mẹ bầu trong cuộc sống hàng ngày, biết cách làm sao để em bé phát triển tốt nhất. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh!
- Quay lại tuần 11: Mang Thai Tuần Thứ 11 Mẹ Nên Lưu Ý Những Gì?
- Đi đến tuần 13: Mang Thai Tuần Thứ 13 Và Những Lời Khuyên Dành Cho Mẹ