Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
03/08/2022
Mục lục nội dung
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi
Thai 17 tuần là mấy tháng? Nếu mang thai được 17 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ, thuộc tam nguyệt cá thứ 2. Em bé của mẹ ngày càng lớn nhanh hơn trong cơ thể người mẹ:
- Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Em bé của mẹ bây giờ đã có kích thước dài khoảng 13cm từ đầu đến chân, và nặng cỡ 150 gram.
- Bộ phận sinh dục thai nhi 17 tuần đã được hình thành hoàn chỉnh. Ba mẹ có thể đi siêu âm giới tính thai nhi để xác định giới tính em bé trong bụng mẹ cũng như theo dõi sự phát triển của con. Phương pháp siêu âm hiện đại 2D, 5D ngày nay đều sử dụng chuỗi sóng cao tần, chiếu thẳng vào bụng mẹ và phản hồi lại thành hình ảnh em bé bên trong cơ thể mẹ.
- Thận của bé đang hoạt động rất tốt, trung bình thai nhi 17 tuần tuổi sẽ đi tiểu sau mỗi 50 phút hoặc lâu hơn. Bé cũng sẽ nuốt một ít nước tiểu (vô trùng) trong nước ối, điều này là bình thường.
- Bé bắt đầu có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ từ tuần thứ 16, do vậy trong thời gian này những tiếng ồn lớn có thể khiến bé giật mình.
- Vị giác của thai nhi 17 tuần đang hoạt động và bé có thể phân biệt được vị ngọt và vị đắng.
Cơ thể của thai phụ khi mang thai tuần thứ 17
Mang thai tuần thứ 17 bụng đã to chưa?
Mang thai tuần thứ 17, cân nặng của mẹ và em bé đều tăng lên đáng kể. Tử cung mẹ cũng to lên cùng với sự phát triển của thai nhi kéo theo sự gia tăng kích thước vòng 2. Nếu mang thai tuần 17 bụng vẫn nhỏ thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì mang thai cơ thể mỗi thai phụ là khác nhau. Nếu cảm thấy vẫn lo lắng về vấn đề này, mẹ có thể hỏi trực tiếp bác sĩ của mình khi đi khám thai.
Cảm giác thèm ăn ngày càng gia tăng
Đối với hầu hết phụ nữ, tam cá nguyệt thứ hai không chỉ giúp giảm ốm nghén mà còn giúp ăn ngon miệng hơn. Điều gì đằng sau sự gia tăng cảm giác thèm ăn của mẹ bầu mang thai tuần thứ 17? Đơn giản – mẹ đang nhận tín hiệu từ em bé, thai nhi 17 tuần tuổi đang lớn hơn và đói hơn.
Vậy nên, mẹ cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng trong thời điểm mang thai tuần thứ 17. Đặc biệt là axit folic, canxi, chất xơ và các loại thực phẩm giàu vitamin. Bà bầu 17 tuần nên ăn gì? Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và rau quả xanh đều là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mẹ bầu đang cần. Đừng quên ăn uống đủ bữa, chia nhỏ các bữa ăn để việc hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra thuận lợi hơn.
Mẹ bầu đã có thể cảm nhận những chuyển động nhỏ từ thai nhi 17 tuần tuổi
Nhiều phụ nữ phát hiện những dấu hiệu chuyển động đầu tiên ở tuần thứ 18 đến 20, nhưng nó có thể sớm hơn thời điểm này. Trong bụng mẹ là em bé đang lớn lên từng ngày, kích thước ngày càng lớn và những chuyển động của bé cũng mạnh mẽ hơn khiến mẹ ngay lúc này đây có thể đang cảm nhận được những nắm đấm, cái đá chân nhẹ của em bé nằm trong bụng.
Đó là một dấu hiệu để mẹ yên tâm rằng em bé trong bụng đang phát triển mạnh. Trong một vài tuần tới, các dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn nhiều. Mẹ thậm chí có thể phân biệt được sự khác biệt giữa các chuyển động đấm và đá của bé. Đừng lo lắng, nó không đau, những chuyển động này chỉ khiến mẹ bất ngờ và rất lạ khi thấy bụng mẹ cử động.
Nếu để ý, mẹ có thể thấy rằng thai nhi 17 tuần sẽ di chuyển nhiều hơn khi:
- Sau bữa ăn
- Khi mẹ nghe nhạc lớn
- Khi mẹ xoa bụng và nói chuyện với em bé của mẹ
- Khi mẹ thực sự, thực sự muốn đi ngủ!
Các triệu chứng mang thai tuần thứ 17
Các triệu chứng mang thai tuần thứ 17 mẹ có thể gặp bao gồm:
- Mệt mỏi và khó ngủ
- Sưng và chảy máu nướu răng
- Các cơn đau ở bên hông của bụng, do tử cung ngày càng mở rộng
- Chảy máu cam
- Đầy hơi và táo bón
- Khó tiêu và ợ chua
- Đau ngực
- Chuột rút chân
- Cảm thấy nóng
- Chóng mặt
- Chân chân sưng tấy
- Nhiễm trùng nước tiểu
- Nhiễm trùng âm đạo
- Da sạm đen trên khuôn mặt
- Tóc dày và bóng hơn
Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần thứ 17
Để thai nhi 17 tuần phát triển khoẻ mạnh cũng như giúp mẹ bầu tinh thần luôn sảng khoái, tràn trề sức khoẻ thì mẹ bầu có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
- Không nên ngủ quá khuya, mẹ bầu cần đi ngủ sớm để em bé được nghỉ ngơi
- Tham gia các lớp học tiền sản nếu có thể
- Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu và uống caffein trong suốt thai kỳ
- Bổ sung vitamin thông qua các loại rau củ quả và các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, các loại quả như chuối, táo, lê, nho…
- Tập thể dục khi mang thai tối thiểu 30 phút mỗi ngày
- Chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm giàu axit folic, canxi, DHA, vitamin, chất xơ….
- Uống nhiều nước, 1 cốc nước trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu thoải mái ngủ ngon giấc hơn
- Đừng quên khám thai nếu bạn chưa đi khám vào tuần thứ 16. Tại lần khám thai này, các bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,…để theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện dị tật bẩm sinh, bất thường 3 NST và tầm soát sức khỏe của mẹ giúp phát hiện tiểu đường thai kỳ, nguy cơ tiền sản giật, bệnh lý tuyến giáp.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến tuần thai thứ 17 Em bé và mẹ muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.
Quay lại tuần 16: Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
Đi đến tuần 18: Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18