Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết

30/06/2021 23423 0Xem đánh giá

Mang thai tuần thứ 22 tiếp tục là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời người người làm mẹ, với rất nhiều sự thay đổi trong giai đoạn này. Trong bài viết dưới đây, Em bé và mẹ sẽ giải thích thêm về sự phát triển thai nhi 22 tuần tuổi, sự thay đổi trong cơ thể và những lời khuyên cho mẹ trong tuần này. Hãy cùng khám phá!

Mục lục nội dung

    Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

    mang thai tuần thứ 22

     

    Mẹ đang băn khoăn thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Bước sang tuần thứ 22, em bé có kích thước khoảng 26,7 cm và nặng 0,430 gram. Hình ảnh thai nhi 22 tuần trên đây sẽ phần nào giúp ba mẹ dễ dàng hình dung về em bé trong bụng mẹ bầu tuần này.

    Làn da của bé có sự thay đổi so với những tuần thai trước, không còn là lớp da trong suốt nữa do chất béo trong cơ thể bé đang tụ lại dưới lớp da để hình thành lớp mỡ.

    Em bé trong bụng bầu 22 tuần ngày càng phản ứng nhanh hơn với các kích thích bên ngoài, đặc biệt là những tiếng ồn. Nếu siêu âm trong tuần này mẹ và bác sĩ nói chuyện quá lớn trong quá trình siêu âm, mẹ sẽ để ý thấy em bé của bạn có thể kéo tay và chân của mình lại gần nhau hơn để phản ứng với âm thanh.

    Thai nhi 22 tuần tuổi đạp nhiều

     

    Lúc này, em bé đã có hình dáng như một em bé sơ sinh lúc chào đời với đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, đường nét trên khuôn mặt. Tay, chân thai nhi 22 tuần tuổi đã cứng cáp hơn do vậy các động tác quẫy đạp, vặn mình của bé trong cơ thể mẹ đều cảm nhận hết được.

    Em bé trong bụng mẹ đạp nhiều cũng là điều khiến mẹ không khỏi lo lắng. Thực tế cho thấy đây là dấu hiệu thai nhi 22 tuần phát triển khoẻ mạnh. Trong một tuần, trung bình em bé của mẹ sẽ đạp khoảng 15 – 20 lần/ngày. Đôi khi những cử động nhẹ khiến mẹ giật mình cũng có thể là các hành động khác nữa như quay người, lộn nhào hay nấc.

    Tuy nhiên để an tâm, mẹ nên ghi lại số lần đạp của thai nhi 22 tuần tuổi mỗi ngày. Nếu thấy bé đạp ít hoặc nhiều hơn so với bình thường thì thai phụ nên đến bệnh viện kiểm tra xem dây rốn có bị quấn cổ hoặc em bé đang thiếu oxy hay không. Trường hợp hầu như thấy bé chuyển động rất ít hoặc không chuyển động mới là vấn đề thực sự lo ngại, cho thấy dấu hiệu sảy thai 22 tuần cao.

    Cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 22

    mang thai tuần thứ 20

     

    Mang thai 22 tuần được mấy tháng? Mẹ bầu đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ và đây cũng là giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 2.

    Em bé phát triển đồng nghĩa với cân nặng, bụng bầu của mẹ cũng có phần tăng hơn nhiều so với tuần trước. Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân? Theo các chuyên gia, tháng thứ 6 thai kỳ các bà bầu nên duy trì tăng từ 0,4 – 2,2 kg tuần là hợp lý. Dựa vào thể trạng cơ thể của từng người mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về mức tăng cân phù hợp. 

    Đôi khi cân nặng tăng lên khiến nỗ lực giữ dáng của mẹ thất bại. Đừng lo lắng vì nếu mẹ biết mẹo ăn uống đúng cách, toàn bộ dưỡng chất sẽ tập trung hấp thụ hết vào bé. Hoàn toàn có thể nhanh chóng lấy lại dáng vóc sau sinh mà em bé vẫn phát triển khoẻ mạnh.

    >> Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu: Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ?

    Các triệu chứng khi mang thai tuần thứ 22

    mang thai tuần thứ 22

     

    Khi mang thai được 22 tuần, dưới đây là một số triệu chứng mà các mẹ bầu có thể gặp phải:

    • Ợ nóng. Nhiều khi mẹ sẽ cảm thấy rất nóng rát ở cổ họng và ngực. Nguyên nhân là do hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày vào thực quản. Tránh đồ ăn cay và chiên nóng, nhiều dầu mỡ sẽ giúp mẹ ít bị ợ nóng khi mang bầu tuần thứ 22.
    • Nóng và đổ mồ hôi. Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể và quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh khi mang bầu có thể là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy nóng và đổ nhiều mồ hôi hơn. Tốt nhất mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, uống nhiều nước và hạn chế di chuyển đến những nơi nắng nóng.
    • Tim đập nhanh hơn. Đây là triệu chứng hết sức bình thường, là dấu hiệu cho thấy oxi và máu đang được cung cấp cho em bé bình thường qua nhau thai. 
    • Đau vùng xương chậu. Áp lực từ tử cung chèn vào xương chậu do kích thước ngày càng to ra là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức vùng xương chậu. Để giảm đau nhức, mẹ bầu không nên nâng vật nặng và đứng quá lâu. Tập luyện thể dục thể thao kết hợp massage bầu có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
    • Đau bụng hoặc chuột rút. Mẹ bầu có thể bị co thắt tử cung nhẹ hoặc đau bụng khi mang thai được 21 tuần. Những lúc này, mẹ bầu nên tạm gác mọi công việc và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Những cơn đau nhức kéo dài và dữ dội có thể là dấu hiệu sảy thai tuần thứ 22, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.

    Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 22

    Mang thai 22 tuần nên ăn gì?

    mang thai tuần thứ 22

     

    Trong suốt thời gian mang thai, ăn gì vẫn luôn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều bà mẹ. Theo các bác sĩ, người mẹ mang thai tuần thứ 22 nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm:

    • Sắt: Giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp thai nhi sinh ra đủ cân và khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày bao gồm rau có màu xanh thẫm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, các loại đậu
    • Thực phẩm giàu omega 3: Giúp em bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Omega 3 có nhiều trong hạt bí, bí ngòi, cá hồi, cá tuyết, các loại hạt
    • Chất xơ: Giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, giảm nguy cơ táo bón và trĩ trong khi mang thai
    • Canxi: Giúp xương mẹ luôn chắc khỏe, đồng thời em bé được cung cấp đủ canxi để tăng trưởng chiều cao. Canxi có nhiều trong thực phẩm như tôm, cua, sò, cá, rau lá xanh, cần tây…
    • Axit folic: Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, có trong thực phẩm như các loại rau lá xanh, măng tây, chuối, cam, trứng…
    • Các loại vitamin có trong các loại rau và trái cây như xoài, lê, dưa hấu, táo, nho, bưởi, cam…

    Luôn giữ cơ thể thoải mái

    mang thai tuần thứ 22

     

    Mang thai với nhiều thay đổi đôi khi làm mẹ cảm thấy mệt mỏi, và điều này không tốt cho em bé trong bụng. Hãy thử một số phương pháp làm giảm căng thẳng như cắt giảm khối lượng công việc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và luyện tập thể dục thường xuyên. Đôi khi chị em mang thai tuần thứ 22 cũng không nên giữ nhiều nỗi niềm trong lòng, tâm sự với một ai đó sẽ giúp mẹ bầu giải toả tâm trạng và cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn.

    Cột mốc siêu âm quan trọng khi thai nhi 22 tuần tuổi

    mang thai tuần thứ 22

     

    Ở tuần thứ 22, các xét nghiệm và thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ và những bất thường trong cơ thể mẹ. Và kỹ thuật siêu âm hiện đại cũng giúp mẹ nhìn thấy hình hài dễ thương qua hình ảnh siêu âm thai nhi 22 tuần tuổi, nghe thấy tiếng tim bé đập thình thịch bên trong bụng mẹ. Bên cạnh đó là các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, Triple Test để sàng lọc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, dị tật ống thần kinh, hội chứng down… Nếu đã khám thai ở tuần thứ 21, thì tuần thứ 22 mẹ bầu có thể ở nhà và không cần phải đi khám thai.

    Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 22 mà Em bé và mẹ muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

    Quay lại tuần 21: Mang Thai Tuần Thứ 21 Mẹ Cần Lưu Ý Những Gì?

    Đi đến tuần 23: Những Kiến Thức Quan Trọng Khi Mang Thai Tuần Thứ 23

     

    Hãy cùng chia sẻ ý kiến của bạn

    Danh sách bình luận